Rong kinh, rong huyết và thống kinh

Rong kinh, rong huyết Rong kinh là tình trạng ra huyết từ tử cung kéo dài trên 7 ngày, có tính chu kỳ. Rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, không có tính chu kỳ. Rong kinh và rong huyết đều tính theo thời gian xuất hiện mà không kể lượng máu ra nhiều hay ít. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, và lúc ấy gọi là rong kinh – rong huyết.

Hình minh họa - www.mr-condom.net

Biểu hiện

Rong kinh rong huyết thường có biểu hiện là ra máu âm đạo kéo dài trên 7 ngày, ban đầu máu có thể giống như kinh nguyệt là máu không đông, sẫm màu, sau đó thành màu đỏ tươi, có thể có cục máu đông. Ngoài ra có thể kèm theo đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt do mất máu.

Những biểu hiện khác có thể có tuỳ thuộc nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết như sốt, ra khí hư trong viêm nhiễm sinh dục, chảy máu cam, chảy máu chân răng trong bệnh ưa chảy máu....

Nguyên nhân

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ: Còn gọi là rong kinh tuổi dậy thì vì thường gặp ở tuổi dậy thì. Ban đầu kinh nguyệt không đều một thời gian rồi xuất hiện rong kinh. Nguyên nhân có thể do rối loạn hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi,buồng trứng chưa trưởng thành, hoạt động chưa thuần thục.

Nguyên nhân khác: nhiễm khuẩn sau đẻ, sau nạo thai, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, buồng trứng khác....

Hướng khắc phục

Rong kinh, rong huyết, rong kinh – rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, một số trường hợp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn nên bạn cần được sự kiểm tra và xác định nguyên nhân càng sờm càng tốt của bác sỹ.

Thống kinh

Bình thường đến ngày có kinh bạn gái ít nhiều cũng có cảm giác hơi khó chịu như mỏi lưng, cảm giác đầy bụng dưới,... nhưng nói chung không ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập. Chỉ khi nào, hiện tượng đau liên quan đến hành kinh có cường độ đáng kể và ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và học tập thì mới coi là thống kinh.

Như vậy, thống kinh là hiện tượng đau liên quan đến hành kinh. Hay gặp nhất là đau bụng dưới có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra, có thể thấy đau lưng, hay kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động. Đau có thể xẩy ra trước khi hành kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày.

Người ta thường phân loại thống kinh theo các cách sau:

+Dựa theo thời điểm xuất hiện:

Thống kinh nguyên phát: Còn gọi là thống kinh sớm, xảy ra sau kỳ hành kinh đầu tiên 5 - 7 tháng.

Thống kinh thứ phát: Còn gọi là thống kinh muộn, xảy ra sau nhiều năm, có thể mười năm, thậm chí muộn hơn.

+Dựa theo bản chất thống kinh:

Thống kinh cơ năng: Là thống kinh mà không thấy tổn thương gì, khám phụ khoa thấy bình thường. Thường do rối loạn tâm lý.

Thống kinh thực thể: Là thống kinh mà khi khám phụ khoa sẽ phát hiện được tổn thương cụ thể, ví dụ như tử cung quá đổ sau, u xơ ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung,…

Nhìn chung thống kinh nguyên phát thường là cơ năng. Thống kinh thứ phát thường có nguyên nhân thực thể.

Hướng xử trí

Đối với thống kinh nguyên phát mà phần lớn là cơ năng, việc điều trị cần kết hợp nhiều mặt:

+ Tâm lý liệu pháp: Bạn cần giải quyết các vấn đề khó khăn cá nhân, thư giãn, du lịch, hoặc cần đến những chuyên gia tâm lý để tìm được hướng giải quyết cho vấn đề của mình.

+ Thay đổi tư thế nằm: Thống kinh có thể do cổ tử cung đổ trước quá nhiều, thay đổi tư thế nằm có thể làm cho cổ tử cung thẳng hơn và máu kinh lưu thông dễ hơn nên có thể làm giảm đau.

+ Tập thể dục nhẹ nhàng, masage: Tập luyện cho tinh thần thư giãn thoải mái, để trí não giảm căng thẳng, giảm bị kích thích.

+ Sử dụng thuốc: Bác sỹ sẽ cho bạn dùng một số thuốc giảm đau, an thần và giảm co bóp tử cung, ví dụ như paracetamol, papaverine, mofen, nospa....

Đối với thống kinh thứ phát mà phần lớn có nguyên nhân thực thể, nghĩa là có thay đổi ở bộ phận sinh dục thì cần đến cơ sở y tế để có thể xác định nguyên nhân cụ thể cũng như hướng điều trị thích hợp.

Phương pháp phòng thống kinh

Có thể dự phòng được thống kinh, nhất là đối với thống kinh nguyên phát.

Đề phòng thống kinh nguyên phát thì chủ yếu là tâm lý dự phòng, nghĩa là bố mẹ hoặc người thân giải thích, chuẩn bị cho các em gái trước khi hành kinh lần đầu tiên có được tinh thần thoải mái, bình tĩnh chờ kỳ kinh lần đầu đến một cách thật bình thường.
Đề phòng thống kinh thứ phát thì chủ yếu là đề phòng viêm nhiễm sinh dục. Như cần thực hiện tốt việc vệ sinh khi hành kinh, trước và sau khi có quan hệ tình dục, khi mang thai, vô trùng sau khi đẻ, sẩy thai hay nạo hút thai.

 


Nguồn: Blog Giáo Dục Giới Tính Online
 

Xem tuổi dậy thì và những thay đổi  về tâm lý ở NAM

Dậy thì sớm ở bạn Nữ

Dậy thì muộn ở bạn Nữ

Cấu tạo cơ quan sinh dục Nữ

Sự phát triển của vú

Hiện tượng kinh nguyệt

Rối loạn king nguyệt và kinh thưa

Hiện tượng vô kinh

Rông kinh, rong huyết và thống kinh

Cường kinh, thiểu kinh và hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh

Thủ dâm ở Eva

 

Leading Cloud Surveillance, Recording and Storage service; IP camera live viewing

Leading Enterprise Cloud IT Service; cloud file server, FTP Hosting, Online Storage, Backup and Sharing

Powered by FirstCloudIT.com, a division of DriveHQ, the leading Cloud IT and Cloud Surveillance Service provider since 2003.